Yingvn

Một cá nhân, có 20 biểu hiện của trí tuệ cảm xúc cao

Một cá nhân, có 20 biểu hiện của trí tuệ cảm xúc cao.

Những người có trí tuệ cảm xúc cao được coi là những người có khả năng nhận biết và hiểu cảm xúc của bản thân một cách chính xác. Điều này có nghĩa là họ có khả năng nhận ra, giải thích và quản lý các cảm xúc của mình một cách tự nhiên và hiệu quả.

Trí tuệ cảm xúc (EQ) cao là khả năng hiểu, kiểm soát và quản lý cảm xúc của bản thân một cách hiệu quả. Và người có EQ cao thường thể hiện ra những đặc điểm sau:

01. Có khả năng từ chối, đo lường, biết khen ngợi và dám biểu đạt.

02. Đừng can thiệp vào cuộc sống của người khác dưới danh nghĩa “Tôi cũng chỉ là muốn tốt cho bạn” và tôn trọng lựa chọn của người khác.

03. Khi bình phẩm về người khác, trước tiên hãy khẳng định ưu điểm của họ, lấy khích lệ là chủ yếu còn phê bình chỉ là phụ.

04. Không nói chuyện thị phi về người khác, cũng đừng nói xấu người khác, vì những điều này thường khó giữ bí mật và dễ lọt vào tai các bên liên quan.

05. Học cách lắng nghe, có nhiều lúc việc lắng nghe quan trọng hơn việc nói. Hiểu được nhu cầu của đối phương và sau đó đáp ứng một cách thích hợp.

06. Bạn có thể bày tỏ ý kiến ​​​​của riêng mình, nhưng đừng ép buộc người khác chấp nhận, nếu không sẽ gây ra phản cảm cho đối phương.

07. Tránh chạm vào những chủ đề nhạy cảm của người khác khi trò chuyện. Nếu người khác không muốn nhắc đến thì đừng hỏi quá nhiều.

08. Hãy cố gắng sử dụng sự hài hước để phá vỡ tình thế căng thẳng. Nó có thể khiến không khí giao tiếp trở nên thoải mái và dễ chịu hơn, đó là dấu hiệu của trí tuệ cảm xúc cao.

09. Tôn trọng quyền riêng tư của người khác, đối với sự tình mà đối phương không muốn chia sẻ thì đừng hỏi quá nhiều tránh gây rắc rối.

10. Khi khen ngợi người khác, không chỉ khen ngợi thành tích của họ mà còn ghi nhận những nỗ lực, đóng góp của họ.

tip 6
Khi khen ngợi người khác, không chỉ khen ngợi thành tích của họ mà còn ghi nhận những nỗ lực, đóng góp của họ. Nguồn ảnh: diemnhan.com

11. Khi nói chuyện cần phải biết ranh giới, mối quan hệ giữa bạn và anh ấy ở mức độ nào. Nếu đó không phải là mối quan hệ tốt đẹp và thân mật thì đừng hỏi những câu hỏi riêng tư.

12. Khi bạn cần sự giúp đỡ từ người khác, hãy sử dụng ngữ khí tôn trọng, chẳng hạn như “Bạn có nghĩ điều này ổn không?” hoặc “Bạn có nghĩ điều này thuận tiện không?”

13. Khi đến chỗ bạn bè, nếu có người khác có mặt, bạn nên giữ thể diện cho bạn mình và tránh làm những việc khiến bạn mình xấu hổ.

14. Khi gặp người khác đang xấu hổ, bạn có thể chọn cách giả vờ không nhìn thấy và nhường bước cho người khác.

15. Học cách “gặp người thì giảm tuổi, gặp hàng thì thêm tiền”, tức là khi gặp ai đó thì nói tuổi của họ trẻ hơn, còn khi đoán giá trị của đồ vật thì cần đoán giá cao hơn.

16. Trong giao tiếp, hãy trò chuyện theo hai chiều. Bạn không chỉ phải bày tỏ cảm xúc của mình mà còn phải khiến đối phương cảm thấy được tham gia.

17. Đừng đặt kỳ vọng cao vào người khác, đừng đặt ra tiêu chuẩn cho người khác mà hãy có những tiêu chuẩn của riêng mình.

18. Trong giao tiếp, hãy cố gắng sử dụng giọng điệu gợi ý thay vì ra lệnh. Bản thân tôn trọng người khác cũng nhận được sự tôn trọng của người khác đối với mình.

19. Đừng dễ dàng đưa ra lời khuyên vì người khác có thể không đánh giá cao ý định tốt của bạn. Lời khuyên trung thành có thể người nghe sẽ không thấy thuận tai, bạn chỉ cần đưa ra lời nhắc nhở thích hợp.

20. Trí tuệ cảm xúc cao có nghĩa là khiến người khác cảm thấy thoải mái đồng thời quan tâm đến cảm xúc của chính bạn. Nếu bạn chỉ làm cho người khác cảm thấy thoải mái nhưng bản thân bạn lại cảm thấy khó chịu thì đó không gọi là trí tuệ cảm xúc mà gọi là sự ngu ngốc.

Đăng Dũng biên dịch

Nguồn: aboluowang

Adblock test (Why?)



Post a Comment

Tham gia bình luận

Previous Post Next Post