Giới chuyên môn hoặc người hâm mộ có thể rút ra rất nhiều kết luận khác nhau, dẫn đến việc nhận định kết quả khác nhau, trước cùng một thông tin. Các nhà xã hội học còn cho rằng đây chính là một trong các nguyên nhân quan trọng khiến bóng đá trở thành môn thể thao hấp dẫn nhất hành tinh
Vậy thì, “nhà cái” sợ gì mà không cung cấp thông tin liên quan đến trận đấu cho dân cá cược, nhất là khi các công ty cá cược luôn tìm cách nhảy ra ngoài vòng dự đoán, chỉ kiếm lời quả tỷ lệ phần trăm, “nhường” cho dân cá cược trổ tài dự đoán với nhau.
Để khuyến khích mọi người tham gia, nhiều hãng cá cược đã nghiên cứu, thống kê tỷ mỉ kết quả các giải VĐQG lớn để lập ra một số công thức giúp người hâm mộ hình dung nhanh về tương quan lực lượng các đội sắp thi đấu. Các công thức này đều bảo đảm tính chính xác vì được lập trình sẵn trong máy. Tính chuyên môn của chúng cũng cao bởi người ta chỉ thống kê các trận đấu trong giai đoạn mùa bóng còn đang sôi động (không tính đến các kết quả sau tháng 3 hàng năm, bởi đấy là khoảng thời gian có thể có đội đã an bài, không quyết đấu nữa). Chúng tôi sẽ lần lượt giới thiệu các công thức phổ biến nhất, trước khi có bài kết luận chung về các công thức này.
Công thức 1: tỷ lệ điểm
Nếu chỉ nhìn vào điểm số đạt được của 2 đội trước một trận đấu cụ thể để nhận định tương quan mạnh/yếu, người ta có thể bị các con số đánh lừa trong trường hợp số trận đã đấu của hai đội không tương đồng với nhau. Còn khi đã đối chiếu số điểm với số trận tương ứng, cũng khó hình dung khác biệt giữa hai đội có số điểm và số trận khác nhau. Ví dụ đội được 49 điểm sau 20 trận mạnh hay yếu hơn đội đạt 45 điểm sau 17 trận?. Đấy là chưa kể một khác biệt nữa, hơi khó hình dung: trong số các trận đã đấu, có bao nhiêu trận sân nhà? Công thức “tỷ lệ điểm” giúp bạn giải quyết rắc rối này.
Cách tính: (A – B) x 100. Trong đó: A là số điểm đạt được trên sân nhà của đội chủ nhà chia cho số trận trên sân nhà tương ứng. B là số điểm đạt được trên sân đối phương của đội khách chia cho số trận trên sân đối phương tương ứng.
Ví dụ: tính “tỷ lệ điểm” trước trận Liverpool – Charlton. Giả sử Liverpool đã đá 10 trận sân nhà với kết quả thắng 6, hòa 2, thua 2. Charlton đã đá 9 trận trên sân đối phương với kết quả thắng 2, hòa 1, thua 6. “Tỷ lệ điểm” sẽ là: [(20/10) – (7/9)] x 100 = 123.
Kết quả cao nhất đạt được là +300, thấp nhất là –300. “Tỷ lệ điểm” càng gần với + 300 thì khả năng đội chủ nhà thắng càng cao. Không khó hình dung: đấy là kết quả thu được từ một đội luôn thắng trên sân nhà và một đội luôn thua trên sân đối phương. “Tỷ lệ điểm” càng gần –300 thì khả năng đội chủ nhà thua càng cao. “Tỷ lệ điểm” càng gần 0 thì khả năng hòa càng cao. Dĩ nhiên, “tỷ lệ điểm” dương thì đội chủ nhà trội hơn và ngược lại. Nếu luôn theo sát các giải VĐQG ở châu Âu, bạn cũng có thể cài sẵn công thức đơn giản này vào máy tính và luôn có ngay “tỷ lệ điểm” để tham khảo trước các trận đấu bất kỳ.
Công thức 2: điểm phong độ
Công thức tính “tỷ lệ điểm” mà chúng tôi đã nêu ở phần trước giúp giới hâm mộ giải tỏa khó khăn khi so sánh các đội bằng điểm số nhưng số trận đấu của các đội ấy lại không tương đồng. Tuy nhiên, công thức này có nhược điểm là không phân biệt các giai đoạn khác nhau của từng đội bóng. Trận thắng trên sân đối phương ở tuần trước hay hồi đầu mùa đều được quy ra 3 điểm như nhau. Mà ai cũng biết: đội nào cũng có lúc thăng, lúc trầm trong suốt mùa bóng. Có thể giải quyết khó khăn này bằng công thức tính “điểm phong độ”.
Sau khi đối chiếu kết quả dự đoán với kết quả thực tế từ 700 trận đấu ở các giải VĐQG quan trọng, giới nghiên cứu rút ra kết luận: 4 hoặc 6 trận gần đây là cơ sở thích hợp nhất để nhận định phong độ các đội sắp ra sân. Đấy là lý do vì sao chúng ta thường thấy mục “kết quả 6 (hoặc 4) trận gần nhất” trên các trang web khi tìm thông tin liên quan đến từng đội trước các đợt trận. Ý nghĩa của số trận chẵn (4 hoặc 6, chứ không phải 3 hoặc 5), là các đội thường có số trận trên sân nhà và sân đối phương bằng nhau trong chuỗi trận ấy. Phải xem kết quả 4 trận trở lên vì nếu chỉ xem 2 trận, chúng ta có thể bị đánh lừa bởi các bất ngờ thuần túy. Nếu xem 8 trận trở lên thì các trận cũ đã quá xa, không còn thích hợp để đưa ra nhận định về phong độ.
Sau khi có kết quả 4 hoặc 6 trận gần nhất, chúng ta cho điểm từng đội theo thang: hòa trên sân nhà (ký hiệu là HD) được 1 điểm; hòa trên sân đối phương (AD) được 2 điểm; thắng trên sân nhà (HW) được 3 điểm; thắng trên sân đối phương (AW) được 5 điểm; thua trên sân nhà (HL) hay sân đối phương (AL) đều được 0 điểm. Cộng tất cả, chúng ta có “điểm phong độ” của mỗi đội. Điểm càng cao thì khả năng thành công càng cao.
Giả sử: Aston Villa có kết quả 4 trận gần nhất là: HW, AD, HW, AL. Everton có kết quả: AW, HL, AW, HL. Theo cách tính điểm thông thường thì Aston Villa được 7 điểm (2 thắng, 1 hòa, 1 thua) trong 4 trận gần nhất, Everton được 6 điểm (2 thắng, 2 thua). Nhưng theo công thức nêu trên thì Everton được 10 điểm (2 trận thắng trên sân đối phương), Villa chỉ được 8 điểm (2 trận thắng trên sân nhà, 1 trận hòa trên sân đối phương). Chúng ta kết luận: Everton mạnh hơn.
Aáp dụng vào vòng đấu cuối tuần này, cụ thể cho trận “đinh” Charlton – Chelsea. Ai nấy đều biết: đấy là 2 đội toàn thắng từ đầu giải đến nay. Xét trong 4 vòng gần nhất, Chelsea chỉ được 14 “điểm phong độ” (3 trận thắng tại sân nhà, 1 trận thắng trên sân đối phương). Charlton được 18 “điểm phong độ” (1 trận thắng tại sân nhà, 3 trận thắng trên sân đối phương). Như vậy, nếu không bàn đến thực lực mà chỉ xét phong độ thuần túy thì xin lưu ý: Charlton hiện có phong độ tốt hơn Chelsea.
Công thức 3: Điểm sức nặng phong độ
Công thức tính “điểm phong độ” nêu trên tuy giải quyết được tình trạng đánh đồng các giai đoạn thăng trầm của từng đội, nhưng vẫn chưa giải quyết rốt ráo câu hỏi chính: phong độ ngay thời điểm này. Ví dụ: trong chuỗi 6 trận gần nhất, đội A thắng 3 trận đầu, thua 3 trận cuối trong khi đội B thắng 3 trận cuối, thua 3 trận đầu thì kết quả thu được như nhau dù trên thực tế, ai cũng thấy B có phong độ tốt hơn A ngay thời điểm hiện tại. Cách xử lý khá đơn giản: chỉ việc nhân kết quả gần nhất với hệ số cao hơn, chúng ta được “điểm sức nặng phong độ”. Trước tiên, hãy tính “điểm phong độ” dựa vào kết quả 4 trận gần nhất như công thức nêu trên. Sau đó lấy kết quả trận gần nhất nhân với 4, trận gần thứ nhì nhân 3, trận kế tiếp nhân 2 và trận còn lại giữ nguyên. Cộng tất cả lại, chúng ta có “điểm sức nặng phong độ”. Nếu lấy kết quả 6 trận gần nhất để tham khảo thì cũng tính bằng công tức tương tự, chỉ khác ở chỗ: trận gần nhất nhân 6, trận kế tiếp nhân 5…
Kết quả thu được từ 2 công thức nêu trên luôn bảo đảm nguyên tắc: mặc kệ điểm số và thứ hạng trong suốt mùa bóng, chúng ta có thể so sánh kỹ hơn phong độ của 2 đội trong khoảng thời gian gần đây (4 hoặc 6 trận) bằng “điểm phong độ”. Yếu tố sân nhà hay sân đối phương trong chuỗi trận ấy cũng đã được tính đến. Mặt khác, ngay cả khi đạt được kết quả tương đương trong chuỗi trận gần đây thì đội có kết quả tốt trong trận gần nhất vẫn được “điểm sức nặng phong độ” cao hơn. Được mặt này thì mất mặt khác. Công thức 3 (điểm sức nặng phong độ) cho ta cái nhìn kỹ hơn về phong độ của đội bóng ngay thời điểm hiện tại, nhưng công thức 2 (điểm phong độ) lại công bằng hơn bởi chuỗi trận tính đến dài hơn, tránh trường hợp kết quả bị chi phối nặng nề bởi một đối thủ quá mạnh hay quá yếu trong trận gần nhất.
Vài công thức tham khảo trước khi dự đoán (tiếp theo)
Công thứ 4: Ưu thế hiệu số bàn thắng bại
Ai nấy đều biết, đội ghi bàn nhiều và thủng lưới ít trong các trận đấu gần nhất thường có khả năng chiến thắng cao hơn. Vấn đề là cao hơn như thế nào, và chọn bao nhiêu trận gần nhất để tham khảo là vừa.
“Ưu thế hiệu số bàn thắng bại” được tính đơn giản như sau: hiệu số bàn thắng bại của đội chủ nhà trừ đi hiệu số bàn thắng bại của đội khách, nếu là số dương thì đội chủ nhà “kèo trên”, nếu là số âm thì đội khách “kèo trên”, nếu bằng hoặc gần bằng 0 thì coi như ngang ngửa.
Ví dụ: trước trận Chelsea – Aston Villa ở vòng 7 Premiership. Kết quả 6 trận gần nhất của Chelsea là (Chelsea đứng trước): 1-0, 1-0, 4-0, 2-0, 2-0, 2-0. Kết quả 6 trận gần nhất của Villa là (Villa đứng trước) 2-2, 0-1, 1-1, 1-0, 0-4, 1-1. “Ưu thế hiệu số bàn thắng bại” của Chelsea sẽ là (12-0) – (5-9) = 16.
Kết quả khảo sát cho thấy, nếu lấy kết quả 6 trận gần nhất làm cơ sở tính toán và kết quả thu được sát với thực tế nhất. Tính trong 5 mùa bóng liên tục, tỷ lệ đội có “ưu thế hiệu số bàn thắng bại” là con số âm thua trên thực tế là 63,32%. Thật ra, đây chỉ là con số trung bình và công thức này thường không được áp dụng trong các trận đấu giữa một đội quá mạnh với một yếu, hay trong vài trường hợp đặc biệt khác. Ví dụ: không nên áp dụng công thức này với Liverpool, đội chỉ có tổng tỷ số 4 trận gần đây là 1-0. Cũng theo kết quả khảo sát, công thức “ưu thế hiệu số bàn thắng bại” phát huy tác dụng cao nhất khi áp dụng vào các đội đang cùng đứng ở khoảng giữa của bảng tổng sắp (xác suất thất bại chỉ là 14,52%).
Vậy thì, “nhà cái” sợ gì mà không cung cấp thông tin liên quan đến trận đấu cho dân cá cược, nhất là khi các công ty cá cược luôn tìm cách nhảy ra ngoài vòng dự đoán, chỉ kiếm lời quả tỷ lệ phần trăm, “nhường” cho dân cá cược trổ tài dự đoán với nhau.
Để khuyến khích mọi người tham gia, nhiều hãng cá cược đã nghiên cứu, thống kê tỷ mỉ kết quả các giải VĐQG lớn để lập ra một số công thức giúp người hâm mộ hình dung nhanh về tương quan lực lượng các đội sắp thi đấu. Các công thức này đều bảo đảm tính chính xác vì được lập trình sẵn trong máy. Tính chuyên môn của chúng cũng cao bởi người ta chỉ thống kê các trận đấu trong giai đoạn mùa bóng còn đang sôi động (không tính đến các kết quả sau tháng 3 hàng năm, bởi đấy là khoảng thời gian có thể có đội đã an bài, không quyết đấu nữa). Chúng tôi sẽ lần lượt giới thiệu các công thức phổ biến nhất, trước khi có bài kết luận chung về các công thức này.
Công thức 1: tỷ lệ điểm
Nếu chỉ nhìn vào điểm số đạt được của 2 đội trước một trận đấu cụ thể để nhận định tương quan mạnh/yếu, người ta có thể bị các con số đánh lừa trong trường hợp số trận đã đấu của hai đội không tương đồng với nhau. Còn khi đã đối chiếu số điểm với số trận tương ứng, cũng khó hình dung khác biệt giữa hai đội có số điểm và số trận khác nhau. Ví dụ đội được 49 điểm sau 20 trận mạnh hay yếu hơn đội đạt 45 điểm sau 17 trận?. Đấy là chưa kể một khác biệt nữa, hơi khó hình dung: trong số các trận đã đấu, có bao nhiêu trận sân nhà? Công thức “tỷ lệ điểm” giúp bạn giải quyết rắc rối này.
Cách tính: (A – B) x 100. Trong đó: A là số điểm đạt được trên sân nhà của đội chủ nhà chia cho số trận trên sân nhà tương ứng. B là số điểm đạt được trên sân đối phương của đội khách chia cho số trận trên sân đối phương tương ứng.
Ví dụ: tính “tỷ lệ điểm” trước trận Liverpool – Charlton. Giả sử Liverpool đã đá 10 trận sân nhà với kết quả thắng 6, hòa 2, thua 2. Charlton đã đá 9 trận trên sân đối phương với kết quả thắng 2, hòa 1, thua 6. “Tỷ lệ điểm” sẽ là: [(20/10) – (7/9)] x 100 = 123.
Kết quả cao nhất đạt được là +300, thấp nhất là –300. “Tỷ lệ điểm” càng gần với + 300 thì khả năng đội chủ nhà thắng càng cao. Không khó hình dung: đấy là kết quả thu được từ một đội luôn thắng trên sân nhà và một đội luôn thua trên sân đối phương. “Tỷ lệ điểm” càng gần –300 thì khả năng đội chủ nhà thua càng cao. “Tỷ lệ điểm” càng gần 0 thì khả năng hòa càng cao. Dĩ nhiên, “tỷ lệ điểm” dương thì đội chủ nhà trội hơn và ngược lại. Nếu luôn theo sát các giải VĐQG ở châu Âu, bạn cũng có thể cài sẵn công thức đơn giản này vào máy tính và luôn có ngay “tỷ lệ điểm” để tham khảo trước các trận đấu bất kỳ.
Công thức 2: điểm phong độ
Công thức tính “tỷ lệ điểm” mà chúng tôi đã nêu ở phần trước giúp giới hâm mộ giải tỏa khó khăn khi so sánh các đội bằng điểm số nhưng số trận đấu của các đội ấy lại không tương đồng. Tuy nhiên, công thức này có nhược điểm là không phân biệt các giai đoạn khác nhau của từng đội bóng. Trận thắng trên sân đối phương ở tuần trước hay hồi đầu mùa đều được quy ra 3 điểm như nhau. Mà ai cũng biết: đội nào cũng có lúc thăng, lúc trầm trong suốt mùa bóng. Có thể giải quyết khó khăn này bằng công thức tính “điểm phong độ”.
Sau khi đối chiếu kết quả dự đoán với kết quả thực tế từ 700 trận đấu ở các giải VĐQG quan trọng, giới nghiên cứu rút ra kết luận: 4 hoặc 6 trận gần đây là cơ sở thích hợp nhất để nhận định phong độ các đội sắp ra sân. Đấy là lý do vì sao chúng ta thường thấy mục “kết quả 6 (hoặc 4) trận gần nhất” trên các trang web khi tìm thông tin liên quan đến từng đội trước các đợt trận. Ý nghĩa của số trận chẵn (4 hoặc 6, chứ không phải 3 hoặc 5), là các đội thường có số trận trên sân nhà và sân đối phương bằng nhau trong chuỗi trận ấy. Phải xem kết quả 4 trận trở lên vì nếu chỉ xem 2 trận, chúng ta có thể bị đánh lừa bởi các bất ngờ thuần túy. Nếu xem 8 trận trở lên thì các trận cũ đã quá xa, không còn thích hợp để đưa ra nhận định về phong độ.
Sau khi có kết quả 4 hoặc 6 trận gần nhất, chúng ta cho điểm từng đội theo thang: hòa trên sân nhà (ký hiệu là HD) được 1 điểm; hòa trên sân đối phương (AD) được 2 điểm; thắng trên sân nhà (HW) được 3 điểm; thắng trên sân đối phương (AW) được 5 điểm; thua trên sân nhà (HL) hay sân đối phương (AL) đều được 0 điểm. Cộng tất cả, chúng ta có “điểm phong độ” của mỗi đội. Điểm càng cao thì khả năng thành công càng cao.
Giả sử: Aston Villa có kết quả 4 trận gần nhất là: HW, AD, HW, AL. Everton có kết quả: AW, HL, AW, HL. Theo cách tính điểm thông thường thì Aston Villa được 7 điểm (2 thắng, 1 hòa, 1 thua) trong 4 trận gần nhất, Everton được 6 điểm (2 thắng, 2 thua). Nhưng theo công thức nêu trên thì Everton được 10 điểm (2 trận thắng trên sân đối phương), Villa chỉ được 8 điểm (2 trận thắng trên sân nhà, 1 trận hòa trên sân đối phương). Chúng ta kết luận: Everton mạnh hơn.
Aáp dụng vào vòng đấu cuối tuần này, cụ thể cho trận “đinh” Charlton – Chelsea. Ai nấy đều biết: đấy là 2 đội toàn thắng từ đầu giải đến nay. Xét trong 4 vòng gần nhất, Chelsea chỉ được 14 “điểm phong độ” (3 trận thắng tại sân nhà, 1 trận thắng trên sân đối phương). Charlton được 18 “điểm phong độ” (1 trận thắng tại sân nhà, 3 trận thắng trên sân đối phương). Như vậy, nếu không bàn đến thực lực mà chỉ xét phong độ thuần túy thì xin lưu ý: Charlton hiện có phong độ tốt hơn Chelsea.
Công thức 3: Điểm sức nặng phong độ
Công thức tính “điểm phong độ” nêu trên tuy giải quyết được tình trạng đánh đồng các giai đoạn thăng trầm của từng đội, nhưng vẫn chưa giải quyết rốt ráo câu hỏi chính: phong độ ngay thời điểm này. Ví dụ: trong chuỗi 6 trận gần nhất, đội A thắng 3 trận đầu, thua 3 trận cuối trong khi đội B thắng 3 trận cuối, thua 3 trận đầu thì kết quả thu được như nhau dù trên thực tế, ai cũng thấy B có phong độ tốt hơn A ngay thời điểm hiện tại. Cách xử lý khá đơn giản: chỉ việc nhân kết quả gần nhất với hệ số cao hơn, chúng ta được “điểm sức nặng phong độ”. Trước tiên, hãy tính “điểm phong độ” dựa vào kết quả 4 trận gần nhất như công thức nêu trên. Sau đó lấy kết quả trận gần nhất nhân với 4, trận gần thứ nhì nhân 3, trận kế tiếp nhân 2 và trận còn lại giữ nguyên. Cộng tất cả lại, chúng ta có “điểm sức nặng phong độ”. Nếu lấy kết quả 6 trận gần nhất để tham khảo thì cũng tính bằng công tức tương tự, chỉ khác ở chỗ: trận gần nhất nhân 6, trận kế tiếp nhân 5…
Kết quả thu được từ 2 công thức nêu trên luôn bảo đảm nguyên tắc: mặc kệ điểm số và thứ hạng trong suốt mùa bóng, chúng ta có thể so sánh kỹ hơn phong độ của 2 đội trong khoảng thời gian gần đây (4 hoặc 6 trận) bằng “điểm phong độ”. Yếu tố sân nhà hay sân đối phương trong chuỗi trận ấy cũng đã được tính đến. Mặt khác, ngay cả khi đạt được kết quả tương đương trong chuỗi trận gần đây thì đội có kết quả tốt trong trận gần nhất vẫn được “điểm sức nặng phong độ” cao hơn. Được mặt này thì mất mặt khác. Công thức 3 (điểm sức nặng phong độ) cho ta cái nhìn kỹ hơn về phong độ của đội bóng ngay thời điểm hiện tại, nhưng công thức 2 (điểm phong độ) lại công bằng hơn bởi chuỗi trận tính đến dài hơn, tránh trường hợp kết quả bị chi phối nặng nề bởi một đối thủ quá mạnh hay quá yếu trong trận gần nhất.
Vài công thức tham khảo trước khi dự đoán (tiếp theo)
Công thứ 4: Ưu thế hiệu số bàn thắng bại
Ai nấy đều biết, đội ghi bàn nhiều và thủng lưới ít trong các trận đấu gần nhất thường có khả năng chiến thắng cao hơn. Vấn đề là cao hơn như thế nào, và chọn bao nhiêu trận gần nhất để tham khảo là vừa.
“Ưu thế hiệu số bàn thắng bại” được tính đơn giản như sau: hiệu số bàn thắng bại của đội chủ nhà trừ đi hiệu số bàn thắng bại của đội khách, nếu là số dương thì đội chủ nhà “kèo trên”, nếu là số âm thì đội khách “kèo trên”, nếu bằng hoặc gần bằng 0 thì coi như ngang ngửa.
Ví dụ: trước trận Chelsea – Aston Villa ở vòng 7 Premiership. Kết quả 6 trận gần nhất của Chelsea là (Chelsea đứng trước): 1-0, 1-0, 4-0, 2-0, 2-0, 2-0. Kết quả 6 trận gần nhất của Villa là (Villa đứng trước) 2-2, 0-1, 1-1, 1-0, 0-4, 1-1. “Ưu thế hiệu số bàn thắng bại” của Chelsea sẽ là (12-0) – (5-9) = 16.
Kết quả khảo sát cho thấy, nếu lấy kết quả 6 trận gần nhất làm cơ sở tính toán và kết quả thu được sát với thực tế nhất. Tính trong 5 mùa bóng liên tục, tỷ lệ đội có “ưu thế hiệu số bàn thắng bại” là con số âm thua trên thực tế là 63,32%. Thật ra, đây chỉ là con số trung bình và công thức này thường không được áp dụng trong các trận đấu giữa một đội quá mạnh với một yếu, hay trong vài trường hợp đặc biệt khác. Ví dụ: không nên áp dụng công thức này với Liverpool, đội chỉ có tổng tỷ số 4 trận gần đây là 1-0. Cũng theo kết quả khảo sát, công thức “ưu thế hiệu số bàn thắng bại” phát huy tác dụng cao nhất khi áp dụng vào các đội đang cùng đứng ở khoảng giữa của bảng tổng sắp (xác suất thất bại chỉ là 14,52%).
Post a Comment